Các hình thức định cư ở nước ngoài cho người Việt Nam
Trong những năm gần đây, xu hướng người Việt Nam định cư ở nước ngoài ngày càng gia tăng. Người Việt lựa chọn định cư ở các nước phát triển với mong muốn có nhiều cơ hội hơn trong công việc, tiếp cận được nền giáo dục, y tế hiện đại hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, để có thể định cư ở nước ngoài người Việt cần tìm kiếm được hình thức định cư phù hợp, đáp ứng các điều kiện theo quy định của quốc gia sẽ nhập cư.
1. 4 hình thức định cư ở nước ngoài
Theo Báo nhân dân thống kê, năm 2020 có tới 5,3 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc với hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Trong đó, người Việt định cư nhiều nhất ở các nước Hoa Kỳ, Canada, Úc, Đức, Nhật Bản,... Các hình thức định cư nước ngoài phổ biến ở các quốc gia này bao gồm: Đoàn tụ gia đình, hình thức lao động, hình thức doanh nhân, đầu tư.
1.1 Định cư nước ngoài diện đoàn tụ gia đình
Đoàn tụ gia đình là hình thức định cư nước ngoài phổ biến nhất với nhiều quyền lợi cho người thân của các công dân tại quốc gia đó. Dựa trên hình thức này có thể bảo lãnh những thân nhân sau đây:
- Cha mẹ là công dân có thể bảo lãnh con cái nhập cư
- Ngược lại con cái trưởng thành cũng có thể bảo lãnh cha mẹ.
- Bảo lãnh cho vợ/chồng của người nhập cư.
Vợ chồng có thể bảo lãnh cho nhau để cùng đoàn tụ tại quốc gia đã nhập cư. Tuy nhiên, trường hợp bảo lãnh vợ chồng thường bị kiểm tra rất nghiêm ngặt do có nhiều tình trạng kết hôn giả chỉ để nhập cư nước ngoài. Cơ quan nhập cư nước ngoài sẽ xác minh tính hợp lý của cuộc hôn nhân, đảm bảo không có hành vi gian lận.
Bảo lãnh vợ chồng sang nước ngoài định cư
Ngoài ra, một số quốc gia có quy định đứa trẻ được sinh ra tại đất nước đó sẽ có được quốc tịch hợp pháp. Hiện luật này vẫn được áp dụng tại Mỹ và Canada. Và theo quy định, nếu đứa trẻ chưa đủ 18 tuổi thì cha mẹ của chúng dù chưa có quốc tịch vẫn sẽ được ở lại quốc gia đó để nuôi con nhưng không được hưởng các chế độ như người định cư dài hạn. Sau khi đứa trẻ đủ 18 tuổi mới được phép bảo lãnh bố mẹ sang định cư nước ngoài theo diện đoàn tụ gia đình.
1.2 Định cư theo dạng kỹ năng (lao động)
Các quốc gia thiếu nguồn lao động trong một số lĩnh vực cho phép người lao động nước ngoài nhập cư để làm việc. Những người này phải có kỹ năng trong các ngành nghề mà quốc gia đó đang thiếu hụt đồng thời phải được doanh nghiệp tại quốc gia đó bảo lãnh.
Nhập cư cho người nước ngoài có kỹ năng là diện định cư dài hạn và được phép nhập quốc tịch sau một thời gian sinh sống. Người lao động cũng có thể đưa vợ/chồng và con cái cùng sang quốc gia đó nhập cư.
Mỗi quốc gia sẽ có danh sách ngành nghề đang có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài và kèm theo tiêu chuẩn người lao động cần đáp ứng.
Cụ thể một số ngành nghề thiếu hụt nhân lực ở Mỹ và Canada bao gồm:
STT |
Mỹ |
Canada |
1 |
Khối ngành kỹ thuật |
Ngành y tế và sức khỏe: Bác sĩ, nha sĩ, y tá, dược sĩ,... |
2 |
Kiến trúc - xây dựng |
Nhóm ngành kỹ thuật |
3 |
Nông nghiệp - Thú y Dịch vụ làm đẹp: Nail, phun xăm, nối mi,... |
Ngành Xây dựng |
4 |
Ngành Thống kê |
Ngành Tài chính và Kinh doanh |
5 |
Ngành Điều dưỡng |
Quản trị du lịch - khách sạn |
6 |
Ngành kinh doanh và quản lý |
Ngành truyền thông |
7 |
Công nghệ thông tin và khoa học máy tính |
Nhóm ngành Công nghệ thông tin |
8 |
Ngành may mặc |
Ngành logistics |
9 |
Truyền thông Marketing |
Khoa học vật lý và năng lượng tái tạo |
10 |
Ngành Tâm lý học |
Xem thêm:
Định cư Mỹ diện kỹ năng
1.3 Định cư nước ngoài theo hình thức doanh nhân
Hình thức định cư ở nước ngoài theo diện doanh nhân sẽ phù hợp với những người từng có kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, có tài sản ở mức quy định tối thiểu và có mong muốn mở doanh nghiệp kinh doanh tại quốc gia sẽ nhập cư.
Điều kiện để định cư nước ngoài theo diện này phải bao gồm các tiêu chuẩn về chức vụ quản lý, số năm kinh nghiệm, quy mô doanh nghiệp từng quản lý. Công ty mới ở nước đó phải có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, sau đó cũng sẽ phải cung cấp tài liệu về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4 Định cư nước ngoài diện đầu tư
Định cư diện đầu tư cho phép người nước ngoài nhập cư vào một quốc gia thông qua việc đầu tư vào doanh nghiệp của quốc gia đó. Tùy vào chính sách của từng quốc gia mà có thể yêu cầu trình độ quản lý hoặc không, nhưng cần có khoản vốn nhất định để đầu tư.
Như việc định cư ở Mỹ có thể thực hiện bằng việc đầu tư tối thiểu 800.000 USD vào một trong các dự án EB-5 thuộc khu vực tạo việc làm mục tiêu ở Mỹ. Nếu dự án được quản lý bởi Trung tâm vùng, nhà đầu tư sẽ không phải tham gia vào quá trình quản lý, kinh doanh nên không yêu cầu kinh nghiệm trước đó.
Nhưng để được định cư lâu dài ở Mỹ, nhà đầu tư cần đáp ứng yêu cầu tạo ra 10 việc làm tối thiểu cho người lao động Mỹ trong 2 năm. Sau đó, nhà đầu tư sẽ được hoàn tiền đầu tư với lãi suất tương ứng.
Xem thêm: Tạo việc làm và Số lượng việc làm trong dự án EB-5
Đầu tư EB-5 định cư Mỹ với số vốn tối thiểu 800.000 USD
2. Người Việt có nên định cư ở nước ngoài không?
Không ít người Việt Nam sang nước ngoài để du học, lao động và có mong muốn định cư lâu dài tại các đất nước phát triển này. Lý do mà xu hướng người Việt định cư ở nước ngoài ngày càng nhiều là vì:
- Tìm kiếm cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn, cơ hội kinh doanh tốt hơn tại các nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu.
- Tiếp cận môi trường sống chất lượng hơn với nền y tế tiên tiến, con cái tiếp cận nền giáo dục bậc nhất tại các trường học top đầu thế giới.
- Các đất nước lớn được mệnh danh là “đáng sống nhất” rất chú trọng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như chế độ an sinh xã hội đảm bảo người dân được hưởng chế độ tốt nhất.
- Những người đã trở thành công dân tại đất nước đó có thể bảo lãnh cha mẹ, vợ/chồng và con cái cùng sang sinh sống, học tập và làm việc.
Với những lý do trên, hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề “Người Việt có nên định cư ở nước ngoài không”. Tùy vào mong muốn, điều kiện của từng cá nhân cũng như gia đình mà họ có thể lựa chọn định cư nước ngoài hoặc ở lại Việt Nam sinh sống. Nếu có ý định định cư ở nước ngoài, bạn hãy tìm hiểu kỹ từng hình thức định cư ở trên theo quốc gia để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và đáp ứng các yêu cầu theo quy định.
Đăng ký tư vấn
Bài viết liên quan
- Các Quyền của một nhà đầu tư EB-5: 10 Quyền nhà đầu tư nên biết
- Người nộp đơn chính và người phụ thuộc đi cùng hồ sơ trong chương trình EB-5
- PPM là gì? Ý nghĩa PPM đối với các nhà đầu tư EB-5?
- Cơ cấu vốn trong dự án EB-5: Những điều nhà đầu tư cần biết về cấu trúc tài chính
- Điều gì xảy ra nếu tình trạng nhà đầu tư EB-5 thay đổi sau khi nộp đơn?
- Mẫu I-129 là gì? Đối tượng nộp đơn và thời gian xử lý
- Khách hàng nhận chấp thuận I-526E chỉ sau 8 tháng nộp đơn - Dự án Lakefront Estates & Villas
- Visa H-1B là gì? Thời gian lưu trú và quy trình xin thị thực
- Visa L-1B là gì? Điều kiện và quy trình xin visa L-1B
- Visa L-1A: Quyền lợi và điều kiện cấp visa L-1A hiện nay